Cổ Linh chi là gì?
Tên khoa học: Ganoderma applanatum (Pers) Past. Ngoài loài Ganoderma applanatum, các nhà phân loại thực vật đã phát hiện nhiều loài cổ linh chi khác như Ganoderma fulvellum, Gano-derma oregonense, Ganoderma tornatum, Ganoderma subtorna-tum v.v…
Cổ linh chi là các loài nấm gỗ không cuống (hoặc cuống rất ngắn) có nhiều tầng (mỗi năm thụ tầng lại phát triển thêm một lớp mới chồng lên). Mũ nấm hình quạt, màu từ nâu xám đến đen sẫm, mặt trên sù sì thô ráp. Chúng sống ký sinh và hoại sinh trên cây gỗ trong nhiều năm (đến khi cây chết thì nấm cũng chết). Vì vậy các nhà bảo vệ thực vật xếp cổ linh chi vào nhóm các tác nhân gây hại cây rừng, cần khống chế. Cổ linh chi mọc hoang từ đồng bằng đến miền núi ở khắp nơi trên thế giới.
Nấm cổ linh chi sinh trưởng hàng chục loại khác nhau, mọc hoang ở khắp nơi trên thân cây khi gặp điều kiện thích hợp nhưng chủ yếu tập trung nhiều trong rừng. Sinh trưởng tự nhiên, nấm cổ linh chi hấp thụ mọi sinh khí, dưỡng chất thiên nhiên, tích tụ năng lượng biến mình thành sản vật giá trị của nhân loại. Do đó theo lưu truyền, ngày xưa nấm linh chi nổi tiếng là “tiên dược” chỉ có vua, chúa trong hoàng cung, vương gia, quý tộc mới có khả năng sử dụng để trẻ lâu, sống thọ. Còn ngày nay, nấm cổ linh chi được đưa vào nghiên cứu phát hiện ra nó sở hữu hàng trăm những hợp – khoáng chất, nguyên tố vi – đa lượng,… chữa không ít bệnh tật như: ung thư, tim mạch, trầm cảm, kháng HIV, viêm gan B, huyết áp, giải độc gan – thận, suy nhược thần kinh – cơ thể, máu nhiễm mỡ, gút,…Bên cạnh điều trị bệnh, cổ linh chi còn có khả năng “nâng niu” sức khỏe như chống suy nhược thần kinh – cơ thể, tăng cường trí nhớ – miễn dịch, thanh lọc, giúp da dẻ hồng hào, mịn màng,…
Thành phần của cổ linh chi:
Cổ linh chi có: acid Ganoderic và steroid Polysaccharid (GZ).
Tác dụng trên thí nhiệm của Cổ Linh Chi
Thí nghiệm trên chuột: Polysaccharid có tác dụng tăng sinh sản tế bào lách, kích thích hoạt động chống khối u sarcoma 180, liều cao 50mg/kg tăng tỷ lệ cản khối u tới 100%.
Thí nghiệm trên cừu: Polysaccharid có tác dụng tăng kháng thể nguyên thủy của tế bào lách và phản ứng lại tế bào máu.
Tuy kết quả nghiên cứu về thành phần hóa học, tác dụng dược lý khả quan như vậy, song nhiều người còn nghi ngờ về độc chất của các loài nấm lạ phát triển trên nấm cổ linh chi không kiểm soát được. Vì vậy chưa ai dám sử dụng cổ linh chi nghiên cứu chữa bệnh cho người.
Câu chuyện thực tế về cổ linh chi (K-GIN sưu tầm trên báo Lao Động)
Luật sư Phạm Thị Kim Anh (Đoàn Luật sư Bình Dương) đã tặng Trung tâm Sinh học Đại học Quốc gia Hà Nội một trong những cây nấm cổ linh chi mà chị tìm thấy ở rừng VN. Theo các nhà chuyên môn, cây nấm đường kính 85 cm, nặng 42 kg này là loại nấm lớn nhất thế giới và có tuổi thọ 200-700 năm.
Cây nấm cổ này đã hóa gỗ, hóa sừng, trên bề mặt có những rãnh sâu chạy thành những đường tròn đồng tâm, điểm thêm hàng trăm mắt xoắn cứng như đá.
Theo Giáo sư Trịnh Tam Kiệt (Trung tâm Sinh học) và một nhà nghiên cứu nấm người Đức, trên thế giới chưa có cây nấm nào lớn và nặng như vậy được công bố.
Luật sư Kim Anh cho biết, chị có ý định đi tìm nấm cổ linh chi vào năm 2001 khi đang bị ung thư rất nặng, chữa nhiều nơi mà không khỏi. Căn cứ vào những tài liệu về linh chi của các nhà khoa học Việt Nam và của Trung Quốc (đặc biệt là sách Nấm lớn ở Việt Nam của giáo sư Trịnh Tam Kiệt), chị thuê thợ rừng đi tìm. Sau 1 năm ròng lặn lội trên rừng đại ngàn, tháng 6/2002, họ đã tìm được 2 cây đầu tiên, một cây có đường kính 110 cm, nặng 42 kg; cây kia có đường kính 86 cm, nặng 19 kg.
Cũng theo lời kể của luật sư Kim Anh, sau 1 tháng uống nấm, chị khỏe trở lại và đến nay đã bình phục. Một số người khác bị viêm tắc động mạch, tiểu đường, cao huyết áp… cũng đã khỏi bệnh nhờ uống nấm cổ linh chi của chị. Cách dùng nấm của chị Kim Anh là nấu lấy nước uống như trà, mỗi ngày 300 g. Loại nấm này rất cứng nên mỗi lần dùng phải dùng búa để bổ.
Theo sách Nấm lớn ở Việt Nam của giáo sư Kiệt, cổ linh chi có tên khoa học Ganoderma applanaium, còn gọi là linh chi đa niên nhiều tầng. Linh chi là vị thuốc được ghi đầu tiên trong sách Thần nông bản thảo cách đây hơn 2.000 năm và Bản thảo cương mục (của danh y Trung Quốc Lý Thời Trân) thế kỷ thứ 16. Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác cũng viết: “Linh chi là nguồn sản vật quý hiếm của đất rừng Đại Nam”.
Nghiên cứu mới nhất của Viện Nghiên cứu Linh chi hoang dại của Trung Quốc cho thấy, linh chi có lượng germanium (một chất giúp khí huyết lưu thông, thúc đẩy sự hấp thụ ôxy của tế bào) cao hơn nhân sâm 8 lần. Lượng polysaccarit cao trong linh chi giúp tăng cường miễn dịch, làm mạnh gan, cô lập và diệt các tế bào ung thư. Các hoạt chất của linh chi còn có tác dụng chống dị ứng, chống viêm, chữa trị các bệnh liên quan đến tim và huyết áp, làm mạnh thận, bổ phổi, mạnh gân xương, tăng trí nhớ, chống lão hóa.
Theo giáo sư Trịnh Tam Kiệt, những cây nấm cổ linh chi vừa tìm thấy nên được nâng lên hàng quốc bảo vì ngoài giá trị chữa bệnh, nó còn là dạng cổ sinh quý hiếm. Các nhà khoa học và quản lý cần vào cuộc để bảo tồn nguồn gene quý hiếm này, không nên để cổ linh chi bị sử dụng một cách phí phạm. Nếu không, chẳng bao lâu nữa, nguồn nấm này ở Việt Nam sẽ bị cạn kiệt.