7 tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng nhân sâm tươi

Nhân sâm tươi Hàn Quốc là một trong 4 loại thảo dược quý hiếm”Sâm – nhung – quế – phụ”. Không thể phụ nhận những công dụng tuyệt vời mà nhân sâm mang đến cho sức khỏe. Tuy nhiên, do cơ địa mỗi người khác nhau và cách sử dụng nên nhân sâm cũng mang đến nhiều tác dụng phụ. Hãy cùng tìm hiểu”7 tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng nhân sâm tươi” qua bài viết sau đây:

Các tác dụng phụ khi sử dụng nhân sâm tươi

+ Mất ngủ, nhức đầu, buồn nôn: Các tác dụng phụ thường gặp nhất của nhân sâm bao gồm rối loạn giấc ngủ hoặc mất ngủ, đau đầu, buồn nôn và rối loạn tiêu hóa. Những tác dụng phụ không nghiêm trọng, nhưng chắc chắn có thể gây ra rất nhiều khó chịu. Thường thì các triệu chứng này xuất hiện khi mới bắt đầu sử dụng nhân sâm tươi và sẽ hết sau một thời gian.

+ Vấn đề về tiêu hóa: Rất nhiều người khi mới bắt đầu sử dụng loại thảo mộc quí này thường gặp phải các triệu chứng như đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn, ói, hoặc cảm giác đầy hơi, trướng bụng, khó chịu. Đó là do hệ tiêu hóa của cơ thể chưa kịp thích nghi. Vì trong nhân sâm tươi có nhiều chất dinh dưỡng và sâm tươi lại có tính hàn lạnh nên những người có hệ tiêu hóa yếu có thể phát tác những triệu chứng như trên.

7 tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng nhân sâm tươi

+ Nhân sâm làm tăng nhịp tim và huyết áp của cơ thể, có thể làm trầm trọng thêm một số bệnh tim từ trước đặc biệt là những người đang bị cao huyết áp. Những người có vấn đề về tim hoặc cấp cao huyết áp hoặc có tiền sử nhồi máu cơ tim không nên dùng nhân sâm trước khi tham khảo ý kiến ​​bác sĩ.

+ Nhân sâm tươi làm hạ đường huyết: Sử dụng nhân sâm quá liều có thể làm cho lượng đường máu trong cơ thể giảm mạnh. Bệnh nhân tiểu đường đang dùng thuốc không nên sử dụng nhân sâm vì nó có thể làm giảm lượng đường trong máu của cơ thể và gây ra một số tác dụng phụ.

+ Thần dược này có tác dụng chống kết dính tiểu cầu, có khả năng ức chế đông máu vì nó hoạt động như chất làm loãng máu hoặc chống đông. Tác hại không ngờ đến là nó có thể làm tăng nguy cơ các vấn đề chảy máu do máu khó đông. Lời khuyên là nên tránh dùng nhân sâm tươi trước khi phẫu thuật. Những người gặp vấn đề về đông máu hoặc rối loạn chảy máu nên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi dùng nhân sâm.

+ Đối với bệnh nhân bị tâm thần phân liệt: Sử dụng nhân sâm liều cao có thể ảnh hưởng đến các chất dẫn truyền thần kinh trong cơ thể. Sử dụng nhân sâm với thuốc chống loạn thần có thể làm thay đổi mức độ dẫn truyền thần kinh ở những người bị tâm thần phân liệt hoặc chứng rối loạn tâm thần khác.

+ Có tác dụng phụ khác: Việc sử dụng nhân sâm kéo dài có thể dẫn đến rối loạn chảy máu, phù, nhịp tim không đều hoặc đánh trống ngực, thị lực giảm, ngứa, khô miệng và môi.

Những lưu ý để sử dụng nhân sâm tươi đúng cách

+ Liều lượng sử dụng: Đối với nhân sâm tươi, liều lượng sử dụng hợp lý nên ở mức 1-3g/ngày.

+ Thời gian sử dụng: Nên sử dụng nhân sâm tươi vào buổi sáng và buổi trưa hoặc buổi chiều, nhưng tốt nhất vẫn là vào buổi sáng. Tránh sử dụng nhân sâm tươi vào buổi tối vì có thể gây mất ngủ vì nhân sâm tươi có tác dụng kích thích hưng phấn thần kinh nên sử dụng vào buổi tối sẽ gây trằn trọc, khó chịu. Một lưu ý nữa khi sử dụng nhân sâm là nên dùng trước bữa ăn từ 15-30 phút.

Hướng dẫn sử dụng nhân sâm tươi đúng cách

Đối tượng nào không nên sử dụng: Những người bị cao huyết áp, đàu dạ dày đặc biệt là xuất huyết dạ dày, trẻ em dưới 13 tuổi và phụ nữ mang thai không nên sử dụng trực tiếp nhân sâm tươi.

+ Cách sử dụng nhân sâm tươi hiệu quả: Với nhân sâm tươi, không nên sử dụng trực tiếp mà sơ chế qua, sử dụng nhân sâm tươi ngâm mật ong, nhân sâm tươi ngâm rượu, hầm canh hoặc hãm trà đều là những cách khuyên dùng, có thể làm giảm dược tính của nhân sâm tươi và bồi bổ cơ thể, giúp cơ thể hấp thu nhanh chóng hơn.

+ Ngoài ra, có thể sử dụng các chế phẩm từ nhân sâm tươi: hồng sâm khô, trà hồng sâm, tinh chất hồng sâm, hồng sâm tẩm mật ong,… đều lành tính hơn nhân sâm tươi và có tác dụng hiệu quả rất cao.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *